Daimler, BMW và những chiếc xe điện: Một tương lai đầy chia rẽ

Ngày tạo: 22-11-2017

Cho đến thời điểm này, tương lai của những chiếc xe sử dụng năng lượng sạch vẫn còn mù mờ, trong khi đó 2 “ông lớn” trong ngành công nghiệp xe hơi Đức lại có những hướng đi vô cùng khác biệt.

Hoàng tráng, ồn ào và đầy màu sắc, triển lãm ô tô Frankfurt 2017 đã cho toàn thế giới thấy được sức mạnh lớn lao của ngành công nghiệp ô tô Đức. Mặc dù có rất nhiều các mẫu xe phiên bản sản xuất thú vị và quan trọng ra mắt tại khu phức hợp Messe Frankfurt  rộng lớn, nhưng toàn bộ sự chú ý lại được dồn vào những chiếc xe điện và xe hybrid mà chúng ta sẽ lái trong 5 năm tiếp theo.

bmw-and-mercedes-evs-graphic.jpg

Phải chăng 2017 chính là thời khắc Frankfurt mở tung cánh cửa đến với tương lai của ngành công nghiệp bốn bánh?

Sự chia rẽ trong hướng đi

Tương lai của những chiếc xe sử dụng năng lượng sạch có mặt ở khắp mọi nơi. Khách hàng có thể nhìn thấy các dấu ấn đó từ chiếc siêu xe hàng đầu triển lãm Mercedes-AMG Project One với hệ thống truyền động hybrid 1.000 HP cho đến phiên bản sản xuất của mẫu xe truyền động bốn bánh sử dụng năng lượng điện hoàn toàn Jaguar I-Pace 400 HP ẩn mình trong một ngoại hình có phần đơn giản.

mercedes-amg-project-one-front-three-quarter-03.jpgMercedes-AMG Project One

Những ấn tượng ban đầu này là biểu hiện hữu hình của những chiến lược sản phẩm đang diễn ra khi các nhà sản xuất ô tô đã sẵn sàng cho một thập kỷ chuyển đổi và chia rẽ nhất mà ngành công nghiệp này đã chứng kiến trong hơn một thế kỷ. Tuy nhiên, vấn đề khởi nguyên lại nằm ở chỗ: Không ai biết liệu con đường họ đang đi có dẫn đến đỉnh Olympia hay không.

Hãy lấy Daimler (chủ sở hữu của các thương hiệu Mercedes-Benz, Mercedes AMG và Maybach) và BMW như là một ví dụ cho cuộc chạy đua này. Cả hai đều nói rằng họ sẽ có từ 10-12 mẫu xe chạy điện BEV (BEV: Battery electric vehicles) trên thị trường vào đầu những năm 2020, và phần lớn những mẫu xe của họ sẽ trở thành xe hybrid hoặc xe plug-in được hỗ trợ bởi một động cơ điện 48 V.

Mục tiêu của họ rất giống nhau nhưng Daimler và BMW lại có ý định đạt được chúng bằng các phương pháp rất khác nhau.

Nền tảng linh hoạt của Daimler

Daimler đang chi tiêu một số tiền khổng lồ lên đến 12 tỷ USD cho điện khí hóa và áp dụng phương pháp tiếp cận đa kiến trúc. Đầu tiên, hãng này sẽ giảm số lượng các động cơ đốt trong sử dụng xăng/diesel cho toàn bộ dòng sản phẩm Smart, biến thương thiệu xe chạy trong phố siêu nhỏ gọn thành xe chạy điện hoàn toàn vào năm 2020. Đồng thời, sẽ có những phiên bản plug-in và hybrid cho mỗi mẫu xe Mercedes-Benz ra đời cùng lúc với các phiên bản động cơ đốt trong.

bmw-i-vision-dynamics-04.jpg

Trong khi đó, các mẫu xe BEV nhỏ gọn của Mercedes-Benz sẽ được xây dựng dựa trên phiên bản sửa đổi của kiến trúc MFA2, hiện đang là nền tảng của các dòng xe A-Class và B-Class. Theo dự kiến, BEV sẽ ra mắt vào năm 2019.

Tuy nhiên, chiến lược đầu tư thực sự lại nằm ở kiến trúc BEV độc đáo được ứng dụng để xây dựng nên một loạt các mẫu xe mới mang thương hiệu Mercedes-EQ. Theo kế hoạch, những chiếc Mercedes-EQ đầu tiên sẽ được giao đến tay khách hàng vào cuối năm 2020.

Wilko Stark, giám đốc chiến lược và kế hoạch sản phẩm của Daimler nói rằng kiến trúc chuyên dụng nhưng cực kỳ linh hoạt của BEV sẽ cho phép công ty có khả năng bao quát toàn bộ phân khúc xe hơi. Các kỹ sư có thể thể dàng thay đổi chiều dài cơ sở, số lượng các gói pin, số lượng mô-tơ điện và quyết định xem chiếc xe sẽ được trang bị hệ thống truyền động sau hay truyền động bốn bánh.

Cách tiếp cận hướng đến mật độ cell pin của BMW

Ở phía bên kia của cuộc chiến, BMW lại chỉ tập trung vào hai lối kiến trúc: truyền động trước và truyền động sau. Theo giám đốc R&D BMW – ông Klaus Frölich, lối tiếp cận trên có thể đáp ứng được bố cục của cả động cơ đốt trong truyền thống và hệ thống truyền động tiên tiến của BEV và PHEV (plug-in hybrid).

Nội bộ của Daimler cho rằng chiến lược này sẽ dẫn đến các vấn đề về khối lượng, vỏ xe và những ràng buộc khác trong sản suất. Kết quả là, nhà sản xuất sẽ buộc phải thỏa hiệp với mỗi chiếc xe bằng việc chấp nhận một vài tính năng không như ý. Tuy hiên, Frölich khẳng định ngược lại rằng BMW đã tốn 10 năm để nghiên cứu vấn đề này.

bmw-i-vision-dynamics-04-1.jpg

Chìa khóa trong phương pháp tiếp cận của BMW là một chương trình nhằm cải thiện đáng kể mật độ năng lượng của các gói pin có khả năng thay đổi kích thước. Các cell pin sử dụng trên BEV của BMW được chế tạo theo thiết kế và kỹ thuật riêng. Bên cạnh đó, BMW còn song song phát triển nội bộ các hệ thống điện tử mô-đun và động cơ điện.

“Trong năm 2009, chúng tôi nhận thấy rằng nếu chúng tôi tăng gấp đôi mật độ năng lượng của cell pin, chúng tôi có thể ứng dụng kiến trúc thông thường để xây dựng nên những chiếc BEV”, giám đốc R&D BMW Frölich cho biết. Ông này cũng nhấn mạnh rằng BMW đã đạt được mục tiêu trên.

Do đó phiên bản sản xuất 2021 của mẫu xe ý tưởng BMW i Vision Dynamics trưng bày tại triển lãm Frankfurt có tên gọi i5 sẽ được xây dựng trên cùng một nền tảng với BMW 5 Series. BMW i5 tự hào với khả năng tăng tốc 0-96 km/h trong khoảng thời gian dưới 4 giây cùng phạm vi di chuyển lên đến 592 km.

Cuối cùng, Frölich cho biết dòng sản phẩm BMW i brand sẽ có nhiều hơn 10 mẫu BMW với kiểu dáng độc đáo và khoảng 20-30 mẫu xe PHEV thuộc thương hiệu iPerformance có thể di chuyển quãng đường 96 km sử dụng hoàn toàn năng lượng điện.

Câu trả lời nằm ở tương lai

Cho đến lúc này, cuộc chiến ngầm giữa hai ông lớn trong ngành công nghiệp ô tô Đức vẫn chưa ngã ngũ. Khi mà thị trường vẫn chưa ghi nhận một sản phẩm rõ ràng để minh chứng cho luận điểm của mỗi bên, thì có vẻ như tất cả những gì chúng ta có thể làm là chờ đợi thêm 10 năm nữa.

diep_pn 

Tin tức liên quan