Những quan niệm như đổ xăng vào buổi sáng sẽ “lời” hơn, nhiên liệu cao cấp sẽ tốt hơn cho động cơ… đều là những quan niệm phổ biến, nhưng tiếc rằng chưa chính xác.
Colin Harding là một kỹ sư cao cấp trong nhóm thiết kế cụm đồng hồ trung tâm trên xe Ford. Họ đều là những chuyên gia chạy thử xe và đã dành rất nhiều thời gian cho các buổi thử nghiệm, với mục tiêu kiểm tra khả năng vận hành liên tục của xe cho đến lúc cạn xăng.
Từ đó, Harding đã chỉ ra 5 sai lầm phổ biến của người sử dụng về nhiên liệu ô tô.
Điều này nghe có vẻ là một mẹo hay nhưng lại không có tác dụng trên thực tế. Nguyên lý đằng sau lầm tưởng này đến từ việc xăng sẽ nở ra ở nhiệt độ cao. Vì vậy, nếu xăng mát hơn, bạn có thể đổ nhiều xăng hơn vào bình chứa. Tuy nhiên, sự thật là nhiên liệu được đựng trong những bình chứa dưới lòng đất, nơi nhiệt độ bên ngoài không ảnh hưởng tới độ đậm đặc của nhiên liệu. Vì vậy, hãy cứ đổ xăng bất cứ khi nào bạn muốn.
Thực tế hoàn toàn không phải vậy. “Hiểu lầm phổ biến nhất ở đây là suy nghĩ nếu bạn lái xe khi gần cạn, động cơ sẽ bắt đầu tiêu thụ “rác” hay những cặn nhiên liệu đọng lại ở đáy bình chứa. Tuy nhiên, thiết kế của các bình chứa luôn đặt ống dẫn xăng ở đáy để hút nhiên liệu. Vì vậy, trái ngược với quan niệm của số đông, khả năng chạy của động cơ khi xăng đầy bình hay sắp cạn về cơ bản là giống nhau.
Có rất nhiều lựa chọn về nhiên liệu ở các trạm xăng với những mô tả như “mạnh mẽ” hay “cao cấp”, và đủ các loại dầu và chất bôi trơn khác nhau khiến người dùng hoang mang và khó chọn lựa. Tuy nhiên, nhiên liệu giá đắt hơn không có nghĩa là chúng sạch hay tinh khiết hơn nhiên liệu thông thường.
“Đặc điểm khó bắt lửa của xăng cao cấp sẽ tương thích với các động cơ hiệu suất cao. Tuy nhiên, chúng không đem lại lợi ích gì đối với hầu hết các dòng xe thông thường, bởi mỗi loại xăng đều phải đáp ứng những tiêu chuẩn tương tự nhau”.
Điều này không thường xuyên xảy ra. Trong khi kim xăng thông báo chính xác lượng nhiên liệu còn lại trong bình, thì công-tơ-mét được tính theo thói quen lái xe trong một khoảng thời gian dài hơn. “Ví dụ, nếu bạn lái xe trên đường cao tốc trong 2 tiếng, tiêu thụ 6 lít xăng/100 km, sau đó rời khỏi cao tốc để vào thành phố với lượng tiêu thụ là 12 lít/100 km, cụm đồng hồ sẽ phải mất một thời gian để điều chỉnh lại theo điều kiện lái mới. Vì lý do này, quãng đường còn chạy được trước khi hết xăng được ước lượng có chút khác biệt với thực tế.
Điều này không xảy ra trong hầu hết các trường hợp, lý do là bởi động cơ xăng thường không thể đốt cháy kerosene (nhiên liệu phản lực). Do đó, hãy trung thành với loại nhiên liệu mà bạn vẫn thường dùng nếu không muốn tốn nhiều thời gian sửa chữa động cơ.
Những lầm tưởng trên thường không biết xuất phát đâu nhưng vì một lý do nào đó đã trở nên phổ biến và ăn sâu vào suy nghĩ hàng ngày của những người sử dụng xe.
Tuy nhiên, ngày nay hầu hết các phương tiện di chuyển đều được cải tiến nhằm tối ưu hóa trải nghiệm lái xe và tiết kiệm nhiên liệu. Chính vì thế, nếu bạn có bất cứ câu hỏi gì về việc tiêu thụ nhiên liệu của ô tô, đừng ngần ngại tham khảo những đại lý ủy quyền hoặc các trung tâm chăm sóc khách hàng đáng tin cậy.
anhduc_car