Tìm hiểu về cấu tạo phuộc trước xe máy (Phần 3)

Ngày tạo: 06-12-2017

Từ “phuộc” được bắt nguồn từ tiếng Pháp (fourche) hay tiếng Anh (fork) nghĩa là cái xiên, là hình ảnh quen thuộc của cặp ống nhún gắn trên chạc ba xe máy.

Phuộc Earles

Phuộc Earles – được lấy tên theo người sáng chế –  là một ví dụ về sự đa dạng của kiểu phuộc sử dụng dẫn động trước (phuộc giò gà cũng là một dạng dẫn động trước). Kiểu phuộc này được phát mình vào năm 1953 bởi một người anh tên Ernest Earles với hệ thống nhún – kiểu phuộc lồng – được gắn vào gần trục của bánh trước. Không giống như phuộc lồng thông thường, phuộc Earles an toàn hơn khi bóp phanh hoặc  gặp chướng ngại vật. Kiểu phuộc này chắc chắn hơn phuộc lồng, đặc biệt là khi vào cua (rẽ) gấp như khi đua xe hoặc khi vào cua (rẽ) bằng “xe xuồng”(sidecar).

Cau_Tao_Phuoc_Xe_May (5).jpgThiết kế của phuộc Earles.

Khi thắng gấp, khung phuộc tạo thành một thế tam giác cân, tất cả các lực đều dồn lên phuộc và đi theo phương xuống mặt đất – điều này không thể thực hiện được trên phuộc lồng – tạo ra sự an toàn cao cho người điều khiển.

Cau_Tao_Phuoc_Xe_May (4).jpgMẫu thiết kế phuộc Earles chính thống và phuộc "độ".

Khá nhiều hãng xe đã áp dụng kiểu phuộc này cho các mẫu xe đua của mình vào năm 1953 như MV Agusta, BMW. Ngoài ra, mẫu thiết kế này cũng được nhiều hãng xe áp dụng lên các kiểu xe chuyên dụng đi đường trường hoặc địa hình như Douglas motorcycle. Từ 1955 đến 1969, BMW đặc biệt chỉ sử dụng kiểu phuộc này trên các dòng xe của mình.

Cau_Tao_Phuoc_Xe_May (3).jpgThiết kế phuộc Earles trên BMW.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế đó thì mẫu phuộc này cũng có nhược điểm là có nguy cơ giảm độ bám của bánh trước nên dần ít được sử dụng.

Cau_Tao_Phuoc_Xe_May (6).jpgBMW R50 sử dụng phuộc Earles.

Phuộc xà nhà (Girder)

Một trong những loại phuộc đầu tiên cho xe máy mang tên girder, bao gồm một cặp trục thẳng nối liền với chảng ba bằng một khớp liên kết có thể xoay được còn lò xo được đặt vào trục giữa của chảng ba.

Cau_Tao_Phuoc_Xe_May (9).jpg Cau_Tao_Phuoc_Xe_May (2).jpg

Cơ cấu hoạt động của phuộc Girder và được sử dụng trên các mẫu xe độ Chopper.

Khi có va chạm, lực tác động sẽ dồn lên 2 chân trụ phía trước, đẩy 2 chân này theo hướng lên trên và nén lò xo nằm trên trục giữa của chảng ba lại nhằm làm giảm sự tác động của lực va đập.

Phuộc tay đòn xa (telelever)

Dạng phuộc này có tên gốc là Saxon-Motodd nhưng được BMW ưu ái gọi riêng thành một tên khác là Telelever. Nó có một cánh tay đòn (swingarm) rời gắn liền với sườn xe và một hệ thống nhún được đặt trên cánh tay đòn này có tác dụng làm giảm sự giằng xóc tối đa cho người điều khiển.

Cau_Tao_Phuoc_Xe_May (8).jpgThiết kế phuộc Telelever.

Theo như thiết kế của Telelever, do cánh tay đòn được đặt trùng tâm với tay lái nên khi gặp đường xóc hoặc phanh lại thì lò xo trên cánh tay đòn bị nén lại, làm cho chiều dài cơ sở của xe bị kéo dài ra, khiến cho xe có xu hướng “chúi” về trước (dù không cần phánh gấp), giảm thiểu hiện tượng trượt bánh – đây là ưu điểm chính của kiểu thiết kế này. Tuy nhiên, yếu điểm của dạng phuộc này cũng là đây, khi lò xo đàn hồi lại sau khi bị nén (hồi nguyên) thì toàn bộ lực bị tác động lên sườn xe thay vì chỉ tay lái nên dù được sự êm ái nhưng không tránh khỏi “thiếu cảm giác” hay gọi theo cách khác là “phiêu”, “bay bay”.

Cau_Tao_Phuoc_Xe_May (7).jpgBMW R1200GS – mẫu xe sử dụng telelever.

Phuộc tay đòn đôi Hossack/Fior (Duolever)

Sau phiên bản tay đòn đơn, BMW đã bỏ công “phù phép” và cho ra đời phiên bản cải tiến mang tên Duolever dựa trên phiên bản đàn anh Telelever. Thiết kế này được phát triển bởi Norman Hossack và được Claude Fior, John Britten sử dụng trên những mẫu xe đua của mình. Vào năm 2004, BMW chính thức giới thiệu mẫu xe K1200S với đôi phuộc mới mang tên Duolever. Nối tiếp thành công đó, BMW cho ra đời K1200S, K1200R và K1200GT đều sử dụng Duolever.

Cau_Tao_Phuoc_Xe_May (1).jpgBMW K1300R sử dụng phuộc tay đòn đôi.

Thiết kế của dạng phuộc này khác hoàn toàn so với Telelever. Bộ phận giảm xóc được gắn liền với càng trước xe bởi 2 tay đòn, giữa 2 tay đòn này có một khớp bản lề nối càng xe với phần trục cổ xe theo phương vuông góc với mặt đất nên Hossack gọi đây là “cơ cấu lái vuông góc” (steered upright).

Với Duolever, khi vào cua (rẽ) thì chiều dài cơ sở của xe và độ nghiêng của phuộc hầu như không bị thay đổi tạo ra sự ổn định rất cao cho người lái.

  • Tìm hiểu về cấu tạo phuộc trước xe máy (Phần 1)
  • Tìm hiểu về cấu tạo phuộc trước xe máy (Phần 2)

Thanh Phan

Tin tức liên quan